Kĩ thuật hàn nối sợi cáp quang

 

Kĩ thuật hàn nối cáp quang

hàn nối sợi cáp quang với máy hàn sumitomo

Mối hàn nhiệt (fusion splicer):
Là sự nóng chảy hai hay nhiều sợi quang cùng nhau bằng cách: đưa thẳng sợi quang hoặc hàn bằng hồ quang điện.


hàn nối nhanh sợi quang
Mối nối cơ khí (mechanical splicer):
Là sự kết nối của hai (hay nhiều) sợi quang đã được căn chỉnh thẳng và được giữ chặt bởi các phụ kiện cơ khí. Các sợi quang không bị nối cố định, có thể tháo lắp nhiều lần, kết quả cho độ chính xác cao.

Thực hiện một mối hàn sợi quang khi:

– Ghép nối các đoạn cáp quang ngắn lại với nhau khi thi công.

– Dùng xử lý sự cố khi đứt cáp quang

– Thực hiện mối rẽ quang

– Hàn các sợi quang vào các connectors để đưa vào trong tủ phối quang, ODF,…

Nên lựa chọn hàn nối sợi quang cơ khí hay gia nhiệt phụ thuộc:

Tính kinh tế:

–Mối nối cơ khí không cần đầu tư ban đầu (mua máy đo, máy hàn, phụ kiện đo, bộ dụng cụ thi công…) nhưng giá thành phụ kiện cơ khí cao hơn.

–Mối nối hàn nhiệt yêu cầu đầu tư ban đầu lớn (máy hàn, máy đo). Tuy nhiên giá thành một mối hàn rất thấp..

Chất lượng:

–Mối nối hàn nhiệt thường có suy hao thấp và phản xạ ít hơn mối nối cơ khí.

–Tuyến quang có cự ly xa thường chọn các mối nối hàn nhiệt.

Các mạng LAN, cự ly gần thường dùng mối nối cơ khí

Các tia phản xạ trong các mối nối cơ khí cũng là vấn đề lớn với các tín hiệu Analog như CATV, do đó các hệ thống này thường dùng các mối nối hàn nhiệt

1. Các bước chính để thực hiện một mối nối hàn quang:

Bước 1: Chuẩn bị sợi quang.

Bước 2: Bấm sợi quang tạo mặt cắt.

Bước 3: Hàn sợi quang

Bước 4: Bảo vệ sợi quang

Bước 1 – Chuẩn bị sợi quang.

– Tuốt các lớp bảo vệ sợi (lớp vỏ bọc, lớp áo, ống) cho đến khi chỉ còn duy nhất sợi quang (Lõi quang 125µm)

– Làm sạch sợi quang bằng alcohol >90 độ

Bước 2 – Tuốt sợi quang dùng kìm .

– Mặt cắt nên phẳng và vuông góc với trục sợi quang.

– Mặt các sợi quang đẹp để thực hiện mối hàn tốt.

Kìm tuốt quang Sumitom JR – M03 của Sumitomo với thiết kế ba rãnh, dễ dàng sử dụng

Bước 3 – Hàn sợi quang.

Hàn sợi quang gồm hai bước chính sau.

– Căn chỉnh (alignment)

– Làm nóng chảy (melting /heating)

Bước 4 – Bảo vệ mối hàn

–Mối hàn nhiệt thường có lực căng từ 0.5 đến 1.5 lbs.

–Một mối hàn tốt sẽ không bị đứt khi thao tác bình thường

–Tuy nhiên mối hàn sau khi hoàn tất cần được bảo vệ để chống các lực bẻ cong hay lực kéo

– Tham khảo  ống co nhiệt bảo vệ mối hàn

Thời gian hoàn thành mối nối hàn sợi quang.

–Phụ thuộc vào yêu cầu chất lượng của mối hàn :độ suy hao

–Đa số máy hàn thực hiện 1 mối hàn đơn giản từ 10-15 giây.
Với máy hàn quang Sumitomo type 39 hàn nhanh với độ chính xác 9-10 giây

–Những máy hàn chính xác cao hàn khoảng trên 30 giây cho 1 mối hàn. Thời gian này giành cho việc phân tích và căn chỉnh các sợi quang.

–Tất cả các mối hàn cần được bảo vệ cơ học sau khi hàn xong. Thường mối hàn thường được đặt trong 1 ống co nhiệt (Shrink), 1 vỏ bảo vệ cơ khí (mechanical protector) và được đặt trên một khay có nhiều rãnh, mỗi rãnh cho 1 mối hàn.

–Sau đó khay được đặt lên 1 thiết bị bảo vệ khác (cassette).
Kiểm chứng mối hàn đã đạt yêu cầu ? -> Có thể dùng máy đo tín hiệu sợi cáp quang OTDR

 

Ý kiến người dùng

*

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.